Bạn không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn.
Nhịp và phách & cách giữ nhịp đều
Ở bất cứ bản nhạc nào, đầu bài luôn là số chỉ về trường độ và phách nhip trong bản nhạc. Để phân biệt cái này rất đơn giản, chỉ cần nắm rõ các nội dung sau:
+ Xem số bên trên là Tử,bên số dưới là Mẫu.
Tử số : cho biết số phách trong một ô nhịp ,( 1 Ô nhịp cách nhau bởi dấu " | " ) . Với người mới học xem như mỗi phách là một lần gõ xuống.
vd: nhịp 3/4 => trong mỗi ô nhịp có 3 phách, 4/4 => trong mỗi ô nhịp có 4 phách, 7/8 => trong mỗi ô nhịp có 7 phách.
Mẫu Số: cho biết giá trị trường độ của một phách, ví dụ mỗi phách có giá trị kéo dài bằng 1 nốt đen. Chú ý trường độ của một phách ko cố định chính xác theo thời gian, mà tùy người chơi muốn nhanh hay chậm thôi.
Chỉ nên nhớ 3 loại mẫu số hay dùng: 2 , 4 , 8 ,12.
2: giá trị trường độ 1 phách = 1 nốt Trắng
4: giá trị trường độ 1 phách = 1 nốt Đen
8: giá trị trường độ 1 phách = 1 nốt Đơn
12 : giá trị trường độ 1 phách = 1 nốt móc kép
vd 9/8 => mẫu số = 8 => GTTĐ 1 phách = 1 nốt đơn.
+ Ngoài ra có 2 ngoại lệ qua trọng là : người ta thường thay thế 2 loại nhịp là: 2/2 bằng chữ ¢
và 4/4 bằng chữ C
Vậy vd khi gặp nhịp 6/8 : thì kết luận là : Mỗi ô nhịp có 6 phách, mỗi phách có giá trị trường độ bằng 1 nốt móc đơn
giữ cho nhịp đều ^^ :http://www.all-guitar-chords.com/metronome.php
Chúc các bạn tập guitar vui vẻ !