Cấu tạo hợp âm , âm giai , dịch giọng - cách nhìn dễ hiểu cho newbie

  038 352 0850  Guitar giá rẻ nhất Hà Nội

Cấu tạo hợp âm , âm giai , dịch giọng - cách nhìn dễ hiểu cho newbie

Mình thấy một số bạn đã viết những bài đại loại thế này rồi nhưng có vẻ hơi khó hiểu nên mình xin phép đăng một bài viết của mình tổng hợp lại từ một số bài và viết lại theo cách hiểu của mình để giúp các bạn mới học dễ dàng hiểu hơn. Xin được mọi người chỉ giáo.



(bài viết dưới đây dựa trên những tài liệu chính thống , được chỉnh sửa để người đọc có thể dễ dàng tiếp cận với nhạc lí cơ bản theo cách hiểu đơn giản nhất )

I. Cấu tạo của hợp âm và âm giai.
1. Cấu tạo hợp âm.
Hợp âm là sự kết hợp của ba hay nhiều nốt hơn nữa , thường được sắp xếp trên những quãng ba .
Tạm thời chúng ta sẽ chỉ nhắc đến hợp âm ba đơn giản nhất ( ba trưởng và ba thứ )
Hợp âm 3 là hợp âm có 3 nốt sắp xếp trên những quãng 3. Có 4 sự kết hợp của những quãng 3 và tạo ra 4 kiểu hợp âm 3 cơ bản :
3M ( ba trưởng ) : 1, 3, 5
3m ( ba thứ ) : 1, b3 ,5
3+ : 1, 3, #5
3dim : 1, b3, b5

Như vậy các hợp âm cơ bản mà các bạn thường dùng như C , Am , Em …. Sẽ có cấu tạo như sau :
C : C E G ; Am : A C E ; Em : E G B …
Tương tự với các hợp âm khác :
D : D F# A ; A : A C# E ; G : G B D …..

Có thể hiểu ngắn gọn về cấu tạo của hợp âm như sau :
Hợp âm trưởng : Chủ âm + 2 cung + 1,5 cung
Hợp âm thứ : Chủ âm + 1,5 cung + 2 cung



2. Âm giai ( giọng ).
Đầu tiên chúng ta nhắc lại một chút về 7 nốt nhạc cơ bản : C D E F G A B trong đó khoảng cách giữa các nốt nhạc là 1 cung , riêng E-F và B-C tính là nửa cung .
Đây cũng là thang âm của giọng Đô trưởng.

Như vậy có thể đưa ra công thức về âm giai như sau :
Giọng trưởng : Chủ âm + 1 + 1 + ½ +1 +1 +1 + ½
Giọng thứ : Chủ âm + 1 + ½ + 1 + 1 + ½ + 1 + 1

Từ thang âm này chúng ta xây dựng được những hợp âm trong âm giai ( giọng ) từ chủ âm
Lấy ví dụ với giọng Đô trưởng (C) và giọng La thứ (Am) song song :
Âm giai giọng C : C D E F G A B C
Âm giai giọng Am : A B C D E F G A

Dùng công thức 1 3 5 của hợp âm 3 cơ bản sẽ tạo ra được các hợp âm cơ bản của giọng này từ các nốt chủ âm của thang âm:
Chủ âm C : C E G ; khoảng cách C -> E là 2 cung , E -> G là 2 cung -> Đô trưởng
D : D F A ; khoảng cách D -> F là 1,5 cung , F -> A là 2 cung -> Rê thứ
………………………….

B : B D F ; B -> D là 1,5 cung , D -> F là 1,5 cung -> Bdim
Như vậy giọng Đô trưởng sẽ có những hợp âm như sau :
C Dm Em F G Am Bdim
Trên giọng Am ngoài các hợp âm trên còn có thể có thêm : E7 , Bm7b5. Sẽ nói đến trong một bài viết về hợp âm nâng cao.


II. Dịch giọng.
Dịch giọng hiểu đơn giản là tất cả các hợp âm trên giọng cũ đều được tăng lên đồng thời 1 hay nhiều cung ( hoặc ½ cung ) để tạo ra giọng mới
VD với vòng hòa âm trên giọng Đô trưởng : C G Am Em F C F G
Vòng trên khi dịch 1 cung sẽ sang giọng Rê trưởng : D A Bm F#m G D G A

_ Từ E lên F là ½ cung nên Em -> F#m chứ ko phải Fm
Tương tự với vòng đó khi lên Mi trưởng : E B C#m G#m A E A B
_ Từ B lên C là ½ cung nên Bm -> C#m

Lưu ý : E->F , B->C có khoảng cách là ½ cung nên E# và B# ng ta sẽ ghi là F và C luôn ( tương tự với Fb và Cb )
Các giọng còn lại các bạn có thể tự dịch chuyển để tập làm quen với nó nhé ! Tăng dần 1 cung là ra , khó hơn chút thì tăng ½ cung thôi ! sau đó tập chuyển ngược lại nữa ( giảm 1 cung hoặc ½ cung ) !

Từ đây có thể thấy việc chuyển từ giọng này sang giọng khác cũng khá đơn giản phải ko

Trên đây là những gì cơ bản nhất để các bạn có thể dễ dàng tìm ra giọng phù hợp cho bài hát mình yêu thích từ một giọng cố định ! Chúc các ban thành công :”>

shopguitarcaugiay.com

 
Guitar giá rẻ chất lượng cao

Điện thoại:  038 352 0850  

Địa chỉ: 17, Phạm Tuấn Tài, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Mạng xã hội

 Facebook

circle, color, youtube icon Youtube

circle, color, google icon Google +

Facebook