Bạn không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn.
Sử dụng hợp âm trên cần đàn
Đọc lý thuyết ở mấy phần trước chắc nhiều bác thở dài , toàn mớ bòng bong ,chả hiểu j sất
Nhưng suy cho cùng thì lý thuyết phải đi với thực hành dù biết từ lý thuyết đến thực hành là cả một quá trình dài , thật dài ...
Ở phần này mình muốn giúp mọi người có cái nhìn nhận rõ ràng hơn về những lý thuyết trên khi sử dụng trên thực tế ...
Mình sẽ lý giải một số vấn đề thắc mắc của các bạn về hợp âm , bạn nào thấy khó nuốt lý thuyết quá thì cứ lấy kết quả đó mà áp dụng , tìm hiểu sau , hehe
Vị trí các nốt trên cần đàn :
1 . Lực hút giữa các hợp âm
Lực hút ở đây liên quan đến 2 vấn đề : Tính ổn định và quãng thuận quãng nghịch
Ở đây trước hết cần xác định là không phải bất cứ quãng thuận nào cũng ổn định
Quãng thuận : do toàn những âm ổn định tạo nên
Quãng nghịch : Cấu tạo từ "những âm không ổn định" hoặc "1 âm ổn định và 1 âm không ổn định"
Giải quyết
Quãng nghịch : chuyển nó thành quãng thuận,
Quãng không ổn định : chuyển nó thành quãng ổn định.
Không nên lẫn lộn hai trường hợp này vì giải quyết một quãng nghịch tức là chuyển nó thành quãng thuận, dù quãng thuận đó ổn định hay không ổn định, còn giải quyết một quãng không ổn định thì phải chuyển nó thành quãng ổn định.
--->Áp dụng
Dựa trên lý thuyết các bạn có thể tùy biến rất nhiều hợp âm hút lẫn nhau , ảo diệu vô cùng
Mình xin đưa ra một vài ví dụ cho các bạn dễ hình dung
Hợp âm 7 hút về hợp âm chủ : Cái này nghe nói nhiều à nha ...
Ví dụ về tone C nhá : tức là G7 hút về C ...Tại sao vậy ???
Tone C âm ổn định là C , E , G ( Bậc 1 , 3, 5 )
Cấu tạo hợp âm G7 : G B D F
Hợp âm G7 có 2 vấn đề chính cần giải quyết :
- B D F là những âm ko ổn định ,
- Quãng B - F ,chính là quãng nghịch 4 tăng 5 giảm ( 3 cung )
Giải quyết thôi :
Không ổn đinh chuyển về ổn định : B--> C , D --> C , F --> E
Quãng nghịch chuyển về quãng thuận : B--> C , F --> E ( Quãng 3 trưởng (2 cung) )
Trên hình : nốt C ở dây 3 chính bằng nốt C ở dây 2
Xét về giải quyết quãng nghịch ở trên , có nhiều cách chuyển về quãng thuận , mình đã tìm hiểu nhưng kết quả là ko ổn , một phần vì ko có thế bấm trên cần đàn , phần khác là nó lại tạo ra quãng nghịch mới , ít khi sử dụng lắm ...
Đôi khi , có bài hát trong tone C bạn thấy một hợp âm 7 khác ko phải là G7 ...Tại sao ???
Đơn giản vì nó tạo ra quãng nghịch
Ví dụ : Dm7 : D F A C
Ở đây quãng D - C chính là quãng nghịch 7 thứ ( 5 cung)
Cách giải quyết : các bạn áp dụng lý thuyết thử tìm xem
Hợp âm sus2 và sus4 hút về hợp âm chủ
Tiếp tục ví dụ trong tone C : Csus2 và Csus4 hút về C
Hợp âm Csus2 : C D G ( Nốt ko ổn định : D , Quãng nghịch : C - D ( quãng 2 trưởng , 1 cung ) )
Hợp âm Csus4 : C F G ( Nốt ko ổn định : F , Quãng nghịch : F - G ( quãng 2 trưởng , 1 cung ) )
Giải quyết :
Với Csus2 : D --> E
Với Csus4 : F chuyển về E ---> Hợp âm lúc này sẽ là C ( cấu tạo C E G )
Đặc biệt nếu F lên G ---> Hợp âm lúc này sẽ là C5 ( cấu tạo C G )
Hợp âm dim và dim7 hút về hợp âm chủ
Dim7
Mình lấy ví dụ trong tone Em nhá : ( tone Em có 1 nốt thăng là F# )
Nốt ổn định của tone E là E , G , B
Hợp âm Bdim7 hút về Em
Bdim7 : B D F G ( Nốt ko ổn định : D , F , Quãng nghịch : F - G ( quãng 2 thứ , 1/2 cung ) , B - F ( quãng 4 tăng hay 5 giảm , 3 cung ))
Giải quyết
D--> E
F--> E
Cách bấm trên cần đàn :
Bdim7 : x2323x
Em : 022000
Bdim7 hút về E cũng ok , cái này các bạn suy luận như trên nhé
Dim
----------------------------------------------------------
Tiếp tục update ...dài lắm các bác ợ
Dài quá , chả biết khi nào xong nữa
Xem thêm các clip tài liệu học đàn guitar tại : https://www.youtube.com/channel/UCf-cKGNByDfqVvbvLu6IcTg