Nguyên tắc cơ bản để lead/solo ngẫu hứng

  038 352 0850  Guitar giá rẻ nhất Hà Nội

Nguyên tắc cơ bản để lead/solo ngẫu hứng

Xin chào các bạn,

Cách đây ít lâu mình có một cuộc trao đổi với 1 bạn hỏi về việc chơi lead/solo ngẫu hứng để "phiêu" cùng nhạc của người khác. Trong quá trình 10 năm chơi guitar, mình nhận thấy cũng có rất nhiều ae khác quan tâm chuyện này. Sẵn hôm nay rảnh, mình xin tóm lược lại nội dung trao đổi đó để ae cùng tham khảo, hy vọng giúp được chút gì đó cho các bạn - nhất là các newbie còn nhiều bỡ ngỡ.

- Cao Trọng Tường: Chào a, e muốn học lead nhưng e chẳng biết bắt đầu từ mô hết, anh giúp em vs nha.
- Đắc An Thunderocker: Lead nghĩa là CHỌN LỰA NOTE ĐỂ "phiêu" ngẫu hứng THÀNH GIAI ĐIỆU "ĂN RƠ" VỚI BÀI NHẠC. A sẽ nói cho e biết Nguyên tắc cơ bản.

Giờ lấy scale Am làm ví dụ, giả như e đang đánh 1 bài tông Am, vậy thì e - thằng lead - sẽ có 7 note nhạc để SOLO & thằng đánh chord sẽ có tối đa 7 hợp âm để ĐỆM (tạm thời chỉ nói tới note với hợp âm cơ bản thôi nhé, ko bàn tới nâng cao, cho đỡ rối). Cần nhất là thằng lead phải biết được thằng đệm đang đánh hợp âm gì & CẤU TẠO từ những NOTE gì.

Giờ giả như e đang solo ngẫu hứng bài nhạc tông Am nhưng tới đoạn hợp âm đệm đang vang lên là G chord (gồm các note: G+B+D), lúc này e có quyền CHẠY solo lòng vòng 7 note của scale Am, nhưng những note e lựa chọn để ĐÁNH NHIỀU & TẠM DỪNG thì nên là 1 trong những note CÓ TRONG HỢP ÂM của thằng chord nó đang quạt!

Hợp âm đệm thường có cấu tạo từ 3 note (nếu là h/â Trưởng/thứ), 4 note (nếu là h/â 7), các dạng h/â nâng cao mới có từ 5 note trở lên. Note trùng tên với h/â là note MẠNH NHẤT, 2-3 note còn lại là note MẠNH <---khi solo e chọn đánh nhiều hoặc dừng lại ở những note này là nghe giai điệu solo nó "ăn khớp" với phần đệm liền; còn nếu e chọn đánh nhiều/dừng ở các note khác KO CÓ trong hợp âm đang vang lên thì nghe sẽ...bay bay chỏi chỏi (mặc dù các note này vẫn thuộc âm giai Am).

Ví dụ: thằng chord đang quạt G mà e dừng ở note F thì nghe nó...bay bay chỏi chỏi ngay!

Chỉ có note trùng tên với âm giai (tông của bài nhạc, trường hợp này là note A của bài nhạc tông Am) là có thể chọn dùng để tạm dừng/dừng câu solo trong bất cứ hợp âm nào.

E hãy thử đánh vài vòng chord rồi thu lại xong cho nó phát ra làm nhạc nền, rồi e thử "phiêu" solo theo đi, sẽ thấy "đã" lắm! Đánh sáng tạo ra cái của mình vậy mới hứng, chứ bắt chước bài hoài cũng chán!

Tóm lại: solo ngẫu hứng có 2 phần: Chạy & Dừng. Chạy thì e có 7 note để chạy thoải mái, Dừng thì phải chọn note CÓ TRONG HỢP ÂM ĐANG VANG LÊN; nguyên lý đơn giản là vậy. Còn tạo câu cú như thế nào để nghe ổn là tùy cái đầu sáng tạo của e thôi.
.................................................. ...........................

Tiếp theo là nói tới tạo "mùi" cho câu solo, giờ tạm ko bàn tới chuyện scale gì nữa, chỉ nói về khoảng cách của TẤT CẢ CÁC NOTE CÓ TRONG 1 QUÃNG 8 (octave) TRÊN CẦN ĐÀN.

Hãy đánh 1 note bất kỳ (ví dụ là note A, dây 5 buông) xong đánh note khác kế bên (cách đó nửa cung) rồi tiếp tục làm tới hoài như vậy...đến lần thứ 12 ta sẽ gặp lại note A nữa, là ta đã có 1 quãng 8 (octave). Túm lại, từ rìa bên này cho tới rìa kia của 1 octave ta có 12 quãng với 12 khoảng cách khác nhau: nhỏ nhất là nửa cung, còn lớn nhất là 6 cung. Các quãng đều có âm sắc mang "mùi, màu, sáng, tối, vui, buồn" khác nhau hết, đánh lên & đánh xuống nghe cũng khác nhau nữa!

Quãng (interval) chính là NGUYÊN LIỆU GỐC để tạo ra giai điệu (Melody: nhiều note đánh cách nhau - căn bản để lead/solo) và hòa âm (Harmony: nhiều note đánh đồng thời - nền tảng của việc đệm chord).

Trên đây chỉ mới nói hẹp trong phạm vi chỉ MỘT quãng 8 (octave) thôi nhé, chứ mấy cây e.guitar có 24 fret sẽ có tới 4 octave, e tha hồ mà nghiên cứu.

Gợi ý cách tập nè: hãy đánh 2 note bất kỳ cách nhau NỬA cung, rồi đánh 2 note bất kỳ cách nhau 1 cung => có thấy cái NỬA CUNG nó buồn/tối; còn cái 1 CUNG nó vui/sáng ko?

Rock & Blues hay dùng quãng Nửa cung & quãng 5 giảm (khoảng cách 3 cung, ví dụ A-Eb) để nghe nó tối, quái & ngầu; e đánh thử nghe xem?

Kế tiếp: thử đánh để so sánh 2 note cách nhau 2 cung với 2 note cách nhau 1,5 cung, có thấy 2 cung thì vui & 1,5 cung thì buồn ko?

=> Cách tạo ra hợp âm: Trưởng: 2c + 1,5c (vui trước + buồn sau); thứ: 1,5c + 2c (buồn trước + vui sau)...

Từ đây ta sẽ thấy: Âm giai (scale) chỉ là trình tự sắp xếp về khoảng cách của 8 note (trong phạm vi 1 octave) mà thôi. Từ tính chất cơ bản (mùi) của quãng ngta mới tạo ra âm giai (scale) & hợp âm (chord).

Hãy nghiên cứu kỹ & nắm rõ tính chất/âm sắc/mùi/màu của QUÃNG, e sẽ biết cách tạo nét riêng cho nhạc của mình đánh ra.


=> Muốn lead tốt, phải hiểu rõ CẤU TẠO của chord đang được đánh. Ngược lại, muốn đệm chord cho "ăn rơ" với lead thì PHẢI BIẾT CHỌN CHORD CÓ CHỨA CÁC NOTE TRỌNG TÂM CỦA THẰNG LEAD đang đánh ra, trường hợp này cũng đúng với cả khi e đang chọn chord để đệm cho người khác hát.

Thường chúng ta hay có tật là lúc "phiêu" ngẫu hứng ít khi nào giữ được bình tĩnh để chọn lựa quãng cho ra giai điệu có "mùi" đúng ý đồ, toàn chụp vào..."bào" đại , thành ra nhiều khi câu cú nghe khá rối rắm, chính bản thân a cũng mắc tật này & đang cố gắng sửa chữa!
...............................................

Rất mong được các ae cao thủ đóng góp thêm, thanks.

Các bạn vui lòng subcrible kênh youtube của mình để đợi các bài giảng cũng như chia sẻ hữu ích nhé:

https://www.youtube.com/watch?v=kMQ6VqCTGJ0

shopguitarcaugiay.com

 
Guitar giá rẻ chất lượng cao

Điện thoại:  038 352 0850  

Địa chỉ: 17, Phạm Tuấn Tài, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Mạng xã hội

 Facebook

circle, color, youtube icon Youtube

circle, color, google icon Google +

Facebook