Bạn không có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn.
CÁCH KHẮC PHỤC ĐAU CỔ TAY - NGÓN TAY KHI TẬP LUYỆN GUITAR
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC- ĐAU CỔ TAY - NGÓN TAY KHI TẬP GUITAR
BẠN RẤT THÍCH ĐÀN NHƯNG ĐAM MÊ BỊ NGĂN CẢN DO CẢM GIÁC ĐAU BUỐT KHI CHẠM VÀO ĐÀN, MỎI CỔ TAY, MỎI VAI. HÃY ĐỌC HẾT BÀI NÀY BẠN SẼ XÓA TAN 100% MỌI ÂU LO
1. Tư thế không đúng
Nơi thường cảm thấy đau là vai, lưng, cổ, cánh tay và cổ tay. Tư thế chơi đàn Guitar không đúng có thể làm hệ thống cơ xương bị căng quá mức và gây chấn thương nhỏ đến các mô mềm của cơ bắp, dây chằng và gân gọi là “microtears.” Microtearing quá mức có thể dẫn đến viêm và sưng, ngứa ran và tê do sự tác động của dây thần kinh. Những chấn thương có thể xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn của một buổi tập, hoặc cũng có thể tích lũy trong nhiều lần tập. Lâu dài sẽ dẫn đến: viêm gân, viêm bao hoạt dịch, tổn thương do căng thẳng lặp đi lặp lại.
(hình trên) Tư thế sai: Cùi chỏ kéo về phía người trong khi ngón tay ra sức bấm. Bạn thử xem, có phải rất khó bấm dây đàn với tư thế này không? Nếu duy trì lâu, chắc chắn cổ tay sẽ rất đau.
2. Dồn quá nhiều lực vào bàn tay
Nhiều người khi thực hành Guitar thường dồn quá nhiều lực vào bàn tay và bấm phím. Nếu bàn tay không đủ khỏe và không đủ độ dẻo dai chắc chắn sẽ gây đau cổ tay. Lực bấm không phải là yếu tố giúp bạn kiểm soát âm thanh đàn Guitar. Vì vậy hãy thả lỏng cổ tay khi chơi đàn và không nên dồn quá nhiều sức vào bàn tay.
Phóng tránh:
- Gẫy móng tay khi tập luyện, móng tay gảy đàn guitar giúp tiếng đàn ấm hơn và vang hơn
Móng gảy guitar
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ để tập luyện dễ dàng, cũng như giúp các bạn tiếp thu nhạc lý nhanh hơn
– Thả lỏng tay khi chơi Guitar
– Không bấm phím quá mạnh khi chơi Guitar điện
– Luôn chắc chắn dây… không quá căng (nhưng phải đảm bảo đúng cao độ. Để dây không căng khi mới tập, có thể chọn loại dây Normal tension hoặc Low tension, tham khảo thêm tại Đây)
– Ngựa đàn không quá cao, nếu bị cao thì người chơi đàn nên mài thấp xuống hoặc thay một ngựa đàn mới cho phù hợp. Sử dụng thiết bị để hỗ trợ việc tập luyện.
- Có thể sử dụng bịt ngón hoặc máy tập ngón để giảm đau cũng như rèn lực của ngón tay.
Máy tập ngón guitar
3. Làm nóng và khởi động bàn tay trước khi tập không đúng cách
Người chơi đàn Guitar cũng giống như bất kỳ một vận động viên tập thể dục thể hình nào. Vì vậy, cơ bắp của bạn cần được làm nóng và khởi động trước khi chơi để làm giảm đáng kể các nguy cơ gây chấn thương. Nhất là vào mùa đông, nếu bàn tay của bạn không được khởi động và làm nóng, nguy cơ tổn thương sẽ rất cao.
Phòng tránh:
– Làm ấm bàn tay và cánh tay với nước ấm
– Luôn mặc đủ ấm khi trời lạnh
– Có thể dùng một số cách thông thường để rèn luyện độ dẻo dai cho bàn tay như bộ thiết bị tập luyện guitar
– Nên dành một khoảng thời gian nhất định để khởi động cơ trước mỗi lần chơi Guitar.
Máy tập lực guitar
4. Chơi Guitar hoặc luyện tập quá nhiều
Đây là hiện tượng rất phổ biến ở những người chơi đàn Guitar bị chấn thương cổ tay và cánh tay . Chơi không ngừng nghỉ, chơi quá mức là con đường ngắn nhất dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng. Nhiều người muốn đốt cháy giai đoạn nên tăng cường độ tập luyện đột ngột khiến cơ thể và bàn tay, cánh tay không thích nghi kịp.
Phòng tránh:
- Sử dụng bộ nút bịt ngón chống đau guitar cũng là một lựa chọn khá hợp lý để tránh các cơn đau buốt khi phải bấm hợp âm
– Nếu bạn chơi trong 45 phút , bạn nên nghỉ ngơi ít nhất 10 phút để cơ thể bạn được nghỉ ngơi.
– Không đột ngột tăng hoặc giảm cường độ khi tập luyện
– Tất cả thời gian và cường độ tập luyện cần lên kế hoạch rõ ràng và khoa học.
- Nếu bạn gặp vấn đề nhạc lý guitar có thể sử dụng bộ dán nốt nhạc cần đàn để nắm vững các lý thuyết cơ bản và hiểu được mình đang bấm nốt gì trên hợp âm cần đàn
Dán nốt nhạc cần đàn guitar
5. Một bộ phận như: cánh tay, khuỷu tay, lưng, vai hoặc cổ đã bị chấn thương trong quá trình tập nhưng người chơi không chịu nghỉ ngơi.
Một số người bị chấn thương khi chơi đàn Guitar nhưng không chịu dừng lại để nghỉ ngơi mà vấn tiếp tục luyện tập. Sự cố gắng này không phải là một điều khôn ngoan và cơ thể cần được nghỉ ngơi nếu đang bị chấn thượng. Nên nhớ rằng, một chắn thương nhỏ có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều nếu không được chăm sóc và nghỉ ngơi đúng cách. Đừng vì ham muốn chơi được đàn Guitar thật nhanh mà bỏ qua những vấn đề về sức khỏe.
Phòng trành:
– Chọn mua đàn Guitar chất lượng tốt
– Đừng bao giờ chơi đàn Guitar khi cơ thể bị đau
– Không nên coi thường những chấn thương tưởng chừng như rất nhẹ
– Nếu bị đau khi đang luyện tập Guitar, bạn nên dừng lại và cho cơ thể thư giãn để cơn đau chấm dứt.
– Nếu vẫn bị đau, bạn cần được nghỉ ngơi trong 1-3 ngày hoặc 1 tuần rồi mới chơi đàn Guitar lại như ban đầu.
– Nhớ đến bác sĩ nếu bạn bị chấn thương
- Vòng cổ tay giúp giảm tránh mỏi khi phải cầm đàn
6. Không được ngủ đủ giấc
Nghe có vẻ không liên quan nhưng ngủ đủ giấc là một phần quan trọng để tránh chấn thương khi chơi đàn Guitar. Khi ngủ, cơ thể sẽ tự động bù lại nguồn năng lượng mất đi trong quá trình hoạt động ban ngày. Đồng thời cũng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn cho hoạt động ngày hôm sau.
Mất ngủ kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sinh lực và hoạt động chậm chạp không linh hoạt. Do đó, nguy cơ bị chấn thương cũng tăng lên rất cao.
Phòng tránh: ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ.
Sử dụng thêm các phụ kiện hỗ trợ tập guitar tại đây :http://bit.ly/2ohctUJ