Học Guitar – Nguyên tắc 10.000 giờ – Trở thành một Guitarist xuất chúng, bạn có thể

  038 352 0850  Guitar giá rẻ nhất Hà Nội

Học Guitar – Nguyên tắc 10.000 giờ – Trở thành một Guitarist xuất chúng, bạn có thể

A Ducknight send cho bài nì đọc thấy hay hay đó các bạn..

Click kênh youtube để xem các tài liệu video miễn phí nhé các bạn: 

http://bit.ly/2sQ3dYE


Đã là năm thứ ba tôi hoạt động trong lĩnh vực giảng dạy guitar. Một câu hỏi mà các học sinh vẫn hay đặt ra cho tôi trong lần đầu tới lớp

Em không có năng khiếu, vậy liệu em có chơi được đàn không?

Có vẻ như yếu tố năng khiếu luôn là một rào cản lớn khiến nhiều bạn trẻ/già cất giữ niềm yêu thích đến với cây đàn.

Câu trả lời của tôi “Năng khiếu không phải vấn đề”, hay đó không phải là điều kiện cần để em có thể học Guitar. Đầu tiên, hãy ghi nhớ rằng, minh chứng thành công của việc bạn chơi đàn chính là khán giả. Khán giả có thể là hàng ngàn người tới buổi biểu diễn độc tấu của bạn. Khán giả cũng có thể là hàng ngàn người lắng nghe bạn trên youtube. Đó cũng có thể là 2 người chơi lại tác phẩm của bạn…

NẾU BẠN CÓ KHÁN GIẢ, VẬY CẦN GÌ NĂNG KHIẾU!!!

Học Guitar, bạn đang học một môn nghệ thuật biểu diễn. Vậy nếu bạn có khán giả, năng khiếu không còn là điều kiện cần. Và sự thực là có rất nhiều những nghệ sĩ “không năng khiếu” trên youtube, TV, radio, đĩa nhạc… Bạn không thể hát đúng nhạc, đúng nhịp? Bạn chỉ có thể bấm guitar với 2 ngón tay, gảy mổ cò?? Tất cả điều đó không phải vấn đề nếu khán giả yêu thích bạn, nếu bạn chơi nhạc với niềm vui thích, với tâm hồn và trái tim bạn . Bạn sẽ nhận được sự động viên, chia sẻ, tán dương, và bạn sẽ có thêm động lực. Tuy nhiên hãy cẩn thận, khán giả có thể yêu thích bạn hôm nay, nhưng ngày mai sẽ ra sao khi sự mới lạ từ bạn nhạt đi?

“Long careers aren’t usually built on shallow novelty”

NĂNG KHIẾU THỰC SỰ?

Ở một cấp độ cao hơn! Năng khiếu thực sự là gì? Bạn có “thiên bẩm” không? Bạn “nuôi dưỡng”, phát triển điều đó như thế nào?

“Genius is one percent inspiration, ninety-nine percent perspiration.”

Tạm dịch: Thiên tài là một phần trăm cảm hứng và 99 phần trăm nỗ lực.

Đó là một câu nói rất nổi tiếng của Edison, là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Trong cuộc sống cũng tồn tại rất nhiều các câu chuyện nhằm đề cao nỗ lực bản thân so với năng khiếu bẩm sinh.

Những nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng một nghệ sĩ biểu diễn xuất chúng không nhất thiết phải có những năng khiếu hoặc kỹ năng bẩm sinh mà phải là kết quả từ:

* Quá trình tập luyện khoa học, có chủ đích.
* Sự hỗ trợ nhiệt tình tự phía gia đình hoặc thầy giáo xuyên suốt quá trình phát triển.
* Học với những thầy giáo có năng lực và sự tận tâm.

Những bài tập luyện có giá trị và chất lượng chính là yếu tố quyết định cấp độ kỹ thuật mà người tập đàn đạt được. Một nghệ sĩ biểu diễn xuất chúng không phải do trời sinh, mà được “tạo nên” bởi nỗ lực bản thân.

Những nghiên cứu được thực hiện nghiêm ngặt chỉ ra rằng những nghệ sĩ biểu diễn xuất chúng đều thực hiện quá trình tập luyện với những phương pháp tối ưu, khoa học đã được kiểm chứng và sử dụng rộng rãi (Hầu hết những nghệ sĩ biểu diễn xuất chúng được đưa vào phần nghiên cứu đều có tên trong cuốn sách “The Cambridge Handbook of Expertise and Expert Performance” do K. Anders Ericsson biên tập – bao gồm các nghiên cứu của hơn 100 nhà khoa học hàng đầu thế giới – những người đã nghiên cứu về những cá nhân kiệt xuất trong mọi lĩnh vực, từ máy tính, diễn xuất, cờ vua, tới ba-lê, âm nhạc …)

Hành trình trở thành một nghệ sĩ biểu diễn xuất chúng không dành cho những trái tim yếu mềm cũng như sự nóng vội, thiếu kiên nhẫn. Nó đòi hỏi sự nỗ lực, hy sinh, sự trung thực và tự phê bình. Không có lối tắt, hành trình này sẽ đòi hỏi ở bạn 1 khoảng thời gian ít nhất là 10 năm – được đầu tư khôn ngoan, có hiệu quả, với sự tập luyện khoa học có chủ đích (với các bài tập ở độ khó phù hợp, tăng tiến dần so với khả năng hiện có của bạn). Bạn cũng cần một người thầy – người sẽ không chỉ hướng dẫn bạn tập luyện chính xác mà còn định hướng cho bạn khả năng tự học.

Bạn cần một quá trình tập luyện có chủ đích

“Practice does not make perfect. Only perfect practice makes perfect” – Vince Lombardi

Tập luyện chăm chỉ không có nghĩa là bạn sẽ chinh phục được cây guitar (cũng như mọi lĩnh vực khác). Tập luyện ở đây như đã nói ở trên phải là quá trình tập luyện khoa học, có chủ đích – giúp bạn chinh phục những điều dường như bạn không thể làm tốt, hay kể cả bạn không thể làm được.

Hầu hết mọi người có xu hướng thực hành những gì họ đã biết. Sam Snead (một vận động viên Golf nổi tiếng) từng nói “Bản năng của con người là chỉ muốn thực hành những gì mình đã biết, bởi vì (thật tồi tệ) nó đòi hỏi ít công sức hơn cũng như … vui vẻ hơn”

Chỉ có cách duy trì sự tập luyện khoa học có chủ đích một cách kiên trì để chinh phục những điều bạn không thể làm được, bạn mới có thể trở thành một người chơi guitar giỏi, và hơn thế, một nghệ sĩ biểu diễn xuất chúng.

“Sự tập luyện khoa học có chủ đích” dường như không bao giờ là thừa khi nhắc tới. Bạn đã bao giờ tập luyên trong 2 tiếng đồng hồ liên tục chưa. Nếu bạn nói có, tôi xin nhấn mạnh thêm, bạn đã bao giờ tập luyện liên tục và tập trung trong 2 tiếng đông hồ liên tục chưa. Có lẽ bạn đang do dự. Bản thân con người khó có thể tập trung cao độ vào một việc gì đó trong một khoảng thời gian dài (đó là lí do mỗi tiết học thường diễn ra trong 45 phút tới 90 phút). Điều tôi muốn nói tới ở đây là gì, tập luyên có chủ đích còn là tập luyện cái đầu của bạn – chứ không chỉ các ngón tay để có thể tập trung. Các nghiên cứu chỉ ra có rất ít các chuyên gia, vận động viên, nghệ sĩ biểu diễn có thể tập luyện tập trung trong 4-5 tiếng liên tục.

Như Sam Snead chỉ ra ở trên, bạn rất dễ sao lãng quá trình tập luyện có chủ đích. Kể cả những nghệ sĩ đã đạt tới đẳng cấp rất cao cũng có thể bắt đầu sử dụng trực giác và phản ứng bằng thói quen khi gặp những tình huống cụ thể. Điều đó sẽ trở nên nghiêm trọng khi họ đối diện với những thách thức mới vì họ có thể mất đi khả năng phân tích và chinh phục thử thách đó với giải pháp phù hợp. Những nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những nghệ sĩ biểu diễn xuất chúng khi bước sang tuổi 60 dành ra trên 10 tiếng tập luyện có chủ đích trong một tuần có thể duy trì được kỹ thuật, tốc độ như khi họ 20 tuổi. Hãy nhìn vào Segovia – một người 80 tuổi vẫn dành ra 8 tiếng tập luyện mỗi ngày, khi người ta hỏi ông đã trả lời “tôi còn nghìn thu để yên nghỉ”.

Bạn cần trên 10.000 giờ tập luyện, tập với móng gảy guitar cũng cần một khoảng thời gian rất dài nhưng nếu sử dụng được kĩ năng móng gảy thì cực kỳ ấn tượng

Nghiên cứu chỉ ra rằng, ngay cả những nghệ sĩ tài năng nhất cũng cần ít nhất 10 năm hay 10.000 giờ tập luyện để đạt tới đẳng cấp cao nhất trong kỹ thuật của họ.

Một số thần đồng hay như bậc thầy cờ vua như Bobby Fischer có thể phá vỡ “quy luật 10 năm” ở trên, nhưng bằng cách … tập luyện nhiều giờ hơn mỗi năm. Trước thế kỉ 20, các nghệ sĩ biểu diễn có thể đạt tới đẳng cấp cao nhất thời đó nhanh đơn, đơn giản vì thời đó không có nhiều nghệ sĩ biểu diễn, ít sự cạnh tranh, giao lưu và … đẳng cấp ngày đó thua kém nhiều so với hiện tại. Thế giới luôn vận động và phát triển. Công nghệ thu thanh đem lại cho công chúng những phần trình tấu hoàn hảo trên đĩa nhạc và họ có quyền đòi hỏi những điều tương tự ở những buổi trình tấu trực tiếp tại các nhà hát, nó đòi hỏi các nghệ sĩ phải nỗ lực nhiều hơn và dần nâng tầm định nghĩa về “đẳng cấp cao nhất” . Và hiện tại gần như không thể phá vỡ quy luật 10.000 giờ tập luyện.

Hầu hết mọi người đều ngây thơ về sự nỗ lực cũng như thời gian cần để trở thành một chuyên gia. Có một câu chuyện như sau: Một nghệ sĩ dương cầm vừa hoàn thành một chương trình biểu diễn thành công, một cô gái chạy tới anh ta và sau khi thốt lên những điều tuyệt vời cô cảm nhận được từ các tác phẩm người nghệ sĩ dương cầm mang tới trong chương trình cũng như kỹ thuật tuyệt vời của ông, cô nói “Tôi có thể đánh đổi mọi thứ để chơi được như ngài”. Người nghệ sĩ dương cầm nhìn thẳng vào mắt cô và nói “Ồ, không được đâu, cô sẽ không thể làm được”.Cô gái lùi lại và khẳng định “Có, tôi có thể”. Và người nghệ sĩ dương cầm giải thích “Tôi chắc chắn rằng cô sẽ phải tập luyện 6 tiếng mỗi ngày – mỗi ngày trong cuộc đời cô, hy sinh thời gian với bạn bè, gia đình và những đứa con cô. Tôi chắc chắn rằng sau 6 tiếng đó cô sẽ phải dành thời gian còn lại để nghe nhạc và học mọi thứ về âm nhạc. Tôi chắc chắn rằng cô phải duy trì lịch trình biểu diễn dày đặc với những chuyến bay liên tục và những giấc ngủ trong khách sạn. Tôi chắc rằng cô sẽ phải đón nhận những lời phê bình chỉ trích khi cô đi chơi đêm” Và cô gái đã phải quay trở lại với thực tại.

Leo Tolstoy một lần nói rằng người ta thường hỏi ông họ không biết họ có thể viết một cuốn tiểu thuyết không khi mà họ chưa từng thử viết! Ông nghĩ rằng họ cứ làm như là họ chỉ cần bắt đầu viết thì họ sẽ lập tức trở thành một tiểu thuyết gia vậy. Dĩ nhiên mọi người hầu hết đều có khả năng tự nhiên hoặc đã được học để làm điều đó.Tôi hay khó chịu với những loại người hay nghĩ rằng nếu họ hoàn thành một cuốn sách, một tác phẩm âm nhạc thì nó sẽ thành công và nổi tiếng vậy.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người được gọi là thiên tài, trời sinh để thành công đều đã dành rất nhiều thời gian để luyện tập và chuẩn bị – và không có bất kì ngoại lệ nào (nghiên cứu không bao gồm những người nổi tiếng vì phong cách sống, đời sống tình dục hay hành vi thái quá của họ – mà chỉ dựa trên những chuyên gia thực thụ ở lĩnh vực của họ).

Thiên tài – được tạo nên chứ không phải được sinh ra! Bằng cách tập chạy ngón guitar hàng ngày, bạn sẽ nâng skill lên rất nhiều một trong những nền tảng cơ bản mà mọi người thường bỏ qua hoặc không chú trọng.

Hãy cùng nhìn vào Wolfgang Amadeus Mozart, một nhạc sĩ nổi tiếng luôn được nhắc tới như là một thiên tài, một thần đồng âm nhạc. Không ngoa khi nói rằng tài năng âm nhạc và biểu diễn của Mozart vượt trội mọi nghệ sĩ thời đó. Duy chỉ có một điều không được nhắc tới hay cố tình bị lãng quên rằng quá trình tập luyện của ông cũng vượt trội mọi nghệ sĩ thời đó. Cha Mozart là một nghệ sĩ vĩ cầm xuất sắc – là tác giả một cuốn sách hướng dẫn học Violin rất quan trọng, ông cũng là một nhà soạn nhạc tài ba. Khi Mozart 4 tuổi, ông đã bắt đầu được cha dạy đàn. Điều đó quả là không dễ dàng với một đứa bé lên 4 thế nhưng cha Mozart đã định hướng cho con trai mình 10,000 giờ tập luyện khoa học và có chủ đích. Cậu bé Mozart có một người cha, một người thầy đem âm nhạc tới mình 24/7 từ khi lên 4. Đó là tất cả những gì Mozart bắt đầu đi trên con đường trở thành một thiên tài. Thiên tài – được tạo nên chứ không phải được sinh ra!

Bạn cần sống trong một môi trường hỗ trợ bạn

Bạn không chỉ phải đặt mình trong 10,000 giờ tập luyện. Trong nhiều lĩnh vực, cách tốt nhất để chinh phục được đỉnh cao là bắt đầu khi bạn còn nhỏ, nhất là với học nhạc. Và những ai dành thời gian vào việc tập luyện sẽ ít thời gian dành cho gia đình. Vì vậy, sự động viên, hỗ trợ từ phía gia đình là hết sức quan trọng để bạn hoàn thành sớm nhất có thể 10,000 giờ quá trình tập luyện khoa học và có chủ đích. Chú ý nâng cao nhạc lý và các kỹ thuật học guitar, tìm hiểu nắm vững các nốt nhạc trên cây đàn của bạn

Bạn cần một người thầy giỏi

Bạn đã biết bạn phải dành ra 10,000 giờ, bạn có một gia đình hỗ trợ và động viên bạn cứ thoải mái tập luyện đi! Nhưng chưa hết, bạn cần một người thầy.

Ivan Galamian được công nhận là một giáo viên vĩ cầm vĩ đại nhất mọi thời đại. Ông nói “Nếu chúng ta nhìn vào sự phát triển của các nghệ sĩ nổi tiếng, ta có thể thấy sự thành công của họ dựa vào chất lượng của quá trình luyện tập của họ. Và trong mọi trường hợp, quá trình tập luyện ấy được định hướng và giám sát bởi người thầy”

Nghiên cứu cho thấy khi bắt đầu học đàn, người ta thường thích những người thầy dành cho họ thời gian và sự động viên. Nhưng cuối cùng, người ta học một người thầy có kinh nghiệm, uy tín và chuyên môn – người sẵn sàng đưa ra những lời phê bình – dù khó nghe tới người học. Nhưng khi tới trình độ đó, người học thường nhận ra những gì có ích từ những lời phê bình và những gì không, để rồi nhận thức được điều họ đã làm đúng và tập trung sửa chữa những gì làm chưa đúng. Nghệ sĩ biểu diễn – những người muốn trở thành người giỏi nhất luôn muốn người thầy nghiêm khắc, người sẽ đem tới cho họ những thử thách và đẩy họ tới đẳng cấp cao hơn trong biểu diễn.

Một người thầy giỏi sẽ nhận ra điều cần cải thiện ngay khi học sinh đạt tới những trình độ nhất định. Người thầy phải luôn cứng rắn và khắt khe, nhưng cũng cần nhạy bén, thận trọng với việc đẩy quá nhanh cũng như quá khó quá trình tập luyện – điều dễ gây phản tác dụng cũng như sự thất vọng tới học sinh.

Thực tại không phải màu hồng

Nếu như mục tiêu của bạn là trở thành một người chơi đàn giỏi, một nghệ sĩ biểu diễn – một nghệ sĩ biểu diễn xuất chúng cũng như trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của bạn, hãy nhớ rằng mọi việc không hề dễ dàng chút nào (như bạn tưởng – hay mong muốn). Điều đó có thể khó chấp nhận, nhưng hãy đối diện với nó chứ đừng tránh né hay suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực. Bây giờ bạn đã biết làm sao để trở thành một nghệ sĩ biểu diễn xuất chúng – hay một chuyên gia trong lĩnh vực của bạn. Bạn từng bị chê cười rằng bạn chả có chút năng khiếu nào – sai hoàn toàn. Yes, You Can – Barack Obama từng nói.

Con số 10,000 giờ thật khủng khiếp, nhưng nó nhấn mạnh tới thời gian bạn cần bỏ ra để chinh phục đỉnh cao, cũng như nhấn mạnh tới phương pháp tập luyện khoa học, có chủ đích. John Mills, một nghệ sĩ guitar nói trong một Master Class của ông “Nếu bạn không thể dành ra 1 giờ mỗi ngày tập luyện, bạn không thể tiến bộ” Cứ coi 1 giờ như thời gian tối thiểu cho mỗi ngày, trừ đi các ngày nghỉ, bạn sẽ phải mất 30-40 năm để hoàn thành kế hoạch 10.000 giờ đó. Thật kinh khủng, nhưng nếu bạn có thể bỏ ra 3-4 giờ mỗi ngày thì sao, thời gian được rút lại chỉ còn 7-13 năm. Không tồi lắm phải không! Nhưng bạn có thể làm được không – bỏ ra 3-4 tiếng mỗi ngày?

Hầu hết chúng ta không thể làm được điều đó. Nhưng vấn đề là bạn có nhất thiết phải trở thành một nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp – muốn vượt lên trên hết, ở đẳng cấp trên hết và sống dư dả với đồng tiền kiếm được từ biểu diễn?
Câu trả lời với hầu hết là không. Vấn đề ở đây là mong muốn của hầu hết chúng ta là kỹ năng chơi đàn tiến bộ lên hàng ngày, ngày mai sẽ tốt hơn hôm nay. Sẽ hạnh phúc biết bao khi một người bạn nói với ta rằng “cậu chơi tiến bộ hơn năm ngoái bao nhiêu”. Và hầu hết chúng ta có thể làm được điều này.

Hãy tìm những người thầy tốt nhất bạn có thể (lưu ý số nhiều) và học cách chập nhận người thầy đó có thể trở nên lỗi thời! Trong rất nhiều người thầy ngoài kia, không phải ai cũng là người phù hợp, cũng như đủ năng lực định hướng cũng như đem lại cảm hứng tập luyện cho bạn. Hãy tự kiểm tra: họ có được học với một người thầy giỏi? họ chơi đàn hay, giỏi, nhưng liệu họ dạy có tốt? họ đã và đang có nhiều học sinh không – những người có thể chứng thực trình độ của họ?
-Đặng Trường Giang-
ST

shopguitarcaugiay.com

 
Guitar giá rẻ chất lượng cao

Điện thoại:  038 352 0850  

Địa chỉ: 17, Phạm Tuấn Tài, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Mạng xã hội

 Facebook

circle, color, youtube icon Youtube

circle, color, google icon Google +

Facebook

1
Bạn cần hỗ trợ?